Phòng bếp có một vai trò rất quan trọng trong ngôi nhà bởi đây đây chính là nơi để cả gia đình cùng quây quần bên mâm cơm ấm áp. Khi xây nhà, bên cạnh việc bố trí và sắp xếp nội thất hợp lý thì gia chủ cần phải xác định không gian bếp sao cho đảm bảo được sự thông thoáng và thuận tiện nhất. Vậy diện tích phòng bếp tiêu chuẩn bao nhiêu là hợp lý?
Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn hợp lý
Để trả lời cho câu hỏi về diện tích phòng bếp tiêu chuẩn này thì không ai có thể hoàn toàn khẳng định hay đưa ra được con số chính xác nhất bởi diện tích phòng bếp còn phụ thuộc vào diện tích tổng thể của ngôi nhà. Vì vậy, khi thiết kế nhà bếp thì gia chủ không cần quá cứng nhắc mà có thể tính toán diện tích căn bếp hợp lý nhất.
Ở nước ta phổ biến có 3 loại diện tích phòng bếp được sử dụng nhiều nhất là 15m2, 20m2 và 25m2 bởi diện tích này được tính toán trên chiều cao trung bình của người nội trợ Việt Nam (chủ yếu là phụ nữ) với khoảng không gian bếp thuận lợi nhất để đi lại, nấu nướng.
Tuy nhiên trên thực tế thì diện tích không gian bếp thường thiết kế không quá cứng nhắc, gia chủ có rất nhiều cách bố trí phòng bếp để mang đến một không gian đẹp, thoải mái nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi dù là căn bếp nhỏ.
Những cách bố trí phòng bếp thông dụng hiện nay
Dù không gian phòng bếp của bạn rộng lớn hay chật hẹp, thì có thể quy về 3 quy tác bố trí và sắp xếp nội thất bếp như sau
1. Quy tắc hình chữ U
Với quy tắc này, thiết kế bếp, chậu rửa và tủ lạnh sẽ tạo thành hình chữ U, nói khách khác mối quan hệ giữa không gian lưu trữ thức ăn, khu vệ sinh và khu bếp nấu sẽ liên kế theo dạng chữ U. Do đó tủ bế trên và tủ bếp dưới sẽ bố trí dạng chữ U. Với thiết kế này thì không gian căn bếp sẽ có nhiều diện tích để chứa đồ.
2. Quy tắc hình chữ L
Quy tắc chữ L sắp xếp và bố trí các không gian chức năng, tủ bếp trên, tủ bếp dưới và mặt bếp theo hình chữ L. Thiết kế này có thể tận dụng cho những không gian bếp có góc chết, giúp mở rộng, tiết kiệm không gian theo cách khoa học, hiện đại và tinh tế nhất có thể.
Dù không gian phòng bếp của bạn rộng lớn hay chật hẹp, thì có thể quy về 3 quy tác bố trí và sắp xếp nội thất bếp như sau
3. Quy tắc chữ I
Thiết kế bếp chữ I vô cùng thích hợp cho những căn bếp có diện tích nhỏ khiêm tốn, có thể thiết kế dạng chữ I chạy dài hoặc chữ I song song, phân chia chức năng đều về hai hướng và hai đầu. Cách bố trí này hiện được nhiều gia đình ứng dụng, bởi chúng có tính liên kế cao về không gian chung trong tổng thể không gian sử dụng.
Trên đây là một số gợi ý về kích thước của phòng bếp để các gia đình có thêm gợi ý khi xây dựng căn nhà cho phù hợp, vẫn có thể thay đổi tùy vào nhu cầu sử dụng và sở thích của gia chủ.