Bỏ túi 3 kinh nghiệm thiết kế cầu thang đẹp cho nhà phố

Cầu thang không chỉ tạo lối lên tầng mà nó còn được thiết kế nhằm tạo dáng cho ngôi nhà của bạn.

Cầu thang là không gian giao thông, là trục chính kết nối giao thông giữa các tầng của ngôi nhà. Bên cạnh đó, khoảng trống của cầu thang cũng có tác dụng lấy sáng, giúp không khí vận hành lên xuống nếu được thiết kế tốt.

Đảm bảo kết nối giao thông trong nhà

Cầu thang trước hết cần đảm bảo công năng chính là kết nối tốt trục giao thông để giao thông trong nhà thuận tiện nhất.

Ngoài ra, cầu thang cần đảm bảo yếu tố an toàn khi nhà có trẻ nhỏ, cụ thể là chiều cao lan can nên từ 900mm và khoảng hở nếu có giữa các thanh lan can  nhỏ hơn 150mm.

Thiết kế cầu thang cần đảm bảo công năng kết nối tốt của trục giao thông trong nhà.

Tận dụng khoảng trống cầu thang

Cầu thang tạo ra một khoảng trống lớn giữa các tầng nên thường được tận dụng chung với giếng trời, sân vườn. Khoảng trống lớn tạo ra thêm không gian sinh hoạt có cây xanh, ánh sáng và đủ rộng cho con trẻ chơi đùa bên dưới.

Không gian này tăng tính tiện ích, thẫm mỹ cho ngôi nhà, vừa là một yếu tố giúp thông gió, lấy sáng tốt cho ngôi nhà.

Cầu thang trong trường không gian như trên là một yếu tố hở, không che kín nên các chi tiết khác chủ nhà cần lưu tâm để đảm bảo thẩm mỹ.

Những khoảng trống lớn giữa các tầng cầu thang được tận dụng thành khoảng sân cho trẻ em vui chơi.

Chọn vật liệu đơn giản

Cầu thang hình khối, vật liệu càng đơn giản, gọn gàng, ít chi tiết trang trí thì càng thoải mái trong sử dụng cũng như vệ sinh hay thi công.

Chủ nhà nên chọn các vật liệu có sự tương phản cao về bề dày, màu sắc hay tính chất sẽ tăng tính mới lạ cho cầu thang. Ví dụ bậc đá mài, bậc đá với thanh lan can thép mỏng, hay dây cáp, vật liệu kính…

Cầu thang kết hợp thép và kính trong
Cầu thang kết hợp thép và kính trong

Nguồn sưu tầm.